Văn hóa - Xã hội
Học điều hay làm việc tốt mỗi ngày. Quyển 1: Giữ mãi điệu khèn
Trung Kiên, Tú Ẩn

Qua câu chuyện và minh họa hấp dẫn, cuốn sách nhắn nhủ tới bạn đọc thông điệp: Giữ gìn nét đẹp văn hóa là góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc để dân tộc trường tồn và phát triển

914 lượt xem
Học điều hay làm việc tốt mỗi ngày. Quyển 2 - Giữ lời hứa
Thu Hằng, Phạm Tuấn

Qua câu chuyện và minh họa hấp dẫn, cuốn sách nhắc chúng ta khi đã hứa thì phải giữ đúng lời và gửi tới các bạn trẻ thông điệp: Hứa mà không làm hoặc làm không đến nơi đến chốn sẽ làm mất đi niềm tin của mọi người đối với mình

1164 lượt xem
Thực hành tính ngưỡng thờ mẫu tam phủ của người Việt - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Từ Thị Loan

Với những giá trị văn hóa, nghệ thuật và tâm linh đặc sắc như vậy, ngày 01/12/2016, “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. Cuốn sách này là một cố gắng nhỏ bé nhằm chuyển tải những kiến thức, hiểu biết cơ bản nhất về tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, bản chất, giá trị, vai trò của thực hành tín ngưỡng này trong đời sống tâm linh người Việt. Đây thực sự là một di sản văn hóa độc đáo được trao truyền từ quá khứ qua nhiều thế hệ, cần được hiểu đúng và nhận thức đầy đủ nhằm giữ gìn và phát huy những mặt tích cực trong xã hội đương đại.

1284 lượt xem
Tiểu vùng văn hóa xứ Nghệ
Hà Nguyễn, Ha Nguyen
Xứ Nghệ là tên chung để chỉ hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, còn được biết đến về mặt văn hóa với tên gọi văn hóa Lam Hồng, bởi có chung núi Hồng, sông Lam. Tên gọi Nghệ An xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1030 khi vua Lý Thánh Tông đặt địa danh hành chính cho vùng đất này là Nghệ An châu trại. Theo chiều dài lịch sử, vùng đất Nghệ Tĩnh được đổi tên nhiều lần: trại Nghệ An, Nghệ An phủ, Nghệ An thừa tuyên. Đến năm 1490, hoàng đế Lê Thánh Tông đổi là xứ Nghệ An. Cái tên xứ Nghệ cũng có lẽ chính thức bắt đầu từ đó, đồng thời với xứ Kinh Bắc, xứ Sơn Nam, xứ Hải Đông... Năm 1831, sau cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng, phạm vi hành chính của xứ Nghệ An bị thu hẹp lại, tách thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Thời Pháp thuộc, chính quyền thuộc địa có cắt một phần đất của Nghệ - Tĩnh sáp nhập vào nước bạn Lào, phần còn lại tương đương với hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay. Năm 1976, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sáp nhập hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh thành tỉnh Nghệ - Tĩnh. Đến năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh lại tách thành hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và duy trì cho đến ngày nay. Do hoàn cảnh lịch sử, điều kiện thiên nhiên đặc biệt, vùng đất này có những sắc thái độc đáo riêng, góp phần tạo nên vẻ đẹp chung của giang sơn gấm vóc Việt Nam.
2136 lượt xem
Học điều hay làm việc tốt mỗi ngày. Quyển 5 - Không ỷ lại học cách vươn lên
Thu Hằng, Phạm Tuấn

Qua câu chuyện  kèm minh họa hấp dẫn, cuốn sách gửi tới các bạn trẻ thông điệp: Hãy tự tin, phấn đấu vươn lên tạo ra những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống của mình và giúp ích cho cộng đồng, xã hội

1049 lượt xem
Học điều hay làm việc tốt mỗi ngày. Quyển 4 - Người con hiếu thảo
Thu Hằng, Phạm Tuấn

Qua câu chuyện và minh họa hấp dẫn, cuốn sách khuyên nhủ chúng ta cần yêu thương, quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ từ những việc thiết thực hằng ngày và nỗ lực vượt lên hoàn cảnh khó khăn – để xứng đáng là những người con hiếu thảo

1106 lượt xem
Di sản văn hóa cồng chiêng ở Quảng Ngãi
Cao Chư

Cuốn sách trình bày về tổng thể các giá trị di sản văn hóa cồng chiêng ở tỉnh Quảng Ngãi trong tổng thể văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

863 lượt xem
Tiểu vùng văn hóa xứ Đông
Hà Nguyễn, Ha Nguyen
Xứ Đông, hay xứ Hải Đông, là tên gọi dân gian để chỉ tiểu vùng văn hóa nằm ở mạn phía đông của vùng đồng bằng sông Hồng, chủ yếu bao gồm tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng hiện nay. Lấy Thăng Long - Kẻ Chợ làm trung tâm, có thể chia 4 phần còn lại của đồng bằng Bắc Bộ - tam giác châu sông Hồng và sông Thái Bình thành “tứ trấn” (tứ chiếng): Hải Đông trấn (lộ, xứ) tức xứ Đông; Sơn Tây trấn (xứ) tức xứ Đoài; Sơn Nam trấn (xứ) tức xứ Nam; Kinh Bắc trấn (xứ) tức xứ Bắc. Còn miền núi phía Bắc và từ Thanh, Nghệ trở vào Nam thì đều là vùng ngoại vi đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Với cách phân chia như vậy, xứ Đông gần như nằm trọn trong lưu vực sông Thái Bình. Hệ thống sông Thái Bình bị chi phối mạnh bởi chế độ thủy triều nên đất đai ở xứ Đông không màu mỡ như ở xứ Nam. Nguồn sống chính của cư dân nơi đây chủ yếu dựa vào đánh bắt thủy hải sản kết hợp với sản xuất nông nghiệp. Thủ công nghiệp trong vùng cũng khá phát triển, đặc biệt tập trung quanh các khu vực kế cận thành phố Hải Dương, thành phố Hải Phòng với số lượng ngành nghề đa dạng, phong phú, như nghề làm vật dụng (chiếu, nón, lược, mũ, giầy dép), nề, mộc, chạm khắc, đan mây tre, chế biến lương thực thực phẩm, khắc ván in sách... Xứ Đông có vị chí chiến lược quan trọng. Từ Kiếp Bạc (thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) có 6 đường thủy bộ đi ra biển và tiến vào đất liền, kết nối với Thăng Long - Hà Nội. Cũng chính vì lý do đó nên hoạt động thương mại ở nơi đây diễn ra từ rất sớm. Buôn bán, trao đổi hàng hóa phát triển suốt một dải ven biển Hải Phòng và mở rộng ra khu vực lân cận, tạo thành những đầu mối giao thương không chỉ của thương nhân khắp mọi miền đất nước Việt Nam mà còn của khách buôn ngoại quốc đến từ Trung Quốc, Cao Ly (Triều Tiên), Ấn Độ... Văn hóa xứ Đông có sự hội tụ, hỗn dung giữa văn hóa nông nghiệp (đồng bằng) và văn hoá biển (vùng duyên hải, hải đảo). Quá trình đô thị hoá (nhất là từ thời Pháp thuộc với các trung tâm công nghiệp, khai mỏ...) làm phong phú, đa dạng hơn văn hóa nơi đây nhờ sự tiếp nhận những yếu tố mới ảnh hưởng từ bên ngoài. Cư dân xứ Đông khá phức tạp. Cộng đồng cư dân nơi đây là kết quả của nhiều đợt di cư trong lịch sử. Vào khoảng đầu thiên niên kỷ I, chính quyền đô hộ Đông Hán chuyển một bộ phận người dân từ miền trung du xuống ven biển làm muối và khai thác hải sản. Theo sách Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề (dòng họ Vũ “tổ tiến sĩ” ở Mộ Trạch, Bình Giang, Hải Dương) thì Hải Đông là quê hương nguyên thủy của nhà Trần thuở hàn vi lưu lạc, sau mới dời về Tức Mặc - Thiên Trường (Nam Định). Tiếp đó, dân cư từ các vùng khác cũng đến khẩn hoang, lập làng. Cũng có trường hợp những người vượt biển từ phía bắc xuống, phía nam lên. Từ muôn nẻo, các nhóm cư dân kẻ trước người sau cùng tới mảnh đất này, cộng cư lâu dài, tạo thành một cộng đồng cư dân mới trong vùng.
1232 lượt xem
So sánh Xú-pha-xít Lào với ca dao Việt Nam
PGS. TS Lý Hoài Thu, ThS Tạ Hồng Hạnh, TS Nguyễn Phương Liên
Người Lào có câu xú-pha-xít “Mạy huồm co po huồm xược” (Đay chung dây, cây chung khóm). Quan hệ Việt Nam - Lào như lá chung một cành, như hoa chung một bụi. Hai đất nước cùng nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc vùng Đông Nam Á, không chỉ liền kề nhau về địa lý mà còn có mối quan hệ bang giao hữu hảo lâu đời. Bởi vậy, bên cạnh những điểm khác nhau tất yếu, xuất phát từ bản sắc dân tộc, nền văn hóa hai nước nói chung, văn học dân gian hai nước nói riêng có những điểm tương đồng như là bản chất chung trong quá trình sáng tạo folklore nhân loại cũng như sự giống nhau do những điều kiện lịch sử, địa lý tự nhiên và những quan hệ giao lưu văn hoá mang lại. Nghiên cứu sự giống nhau và khác nhau này thông qua việc so sánh xú-pha-xít Lào và ca dao Việt Nam sẽ góp phần khẳng định tính độc lập của mỗi dân tộc; đặc biệt, không chỉ giúp cho những người quan tâm hiểu biết thêm về xú-pha-xít Lào hay ca dao Việt Nam, hiểu rõ hơn những nét đẹp truyền thống trong tâm hồn và tính cách của chính mình và của người bạn láng giềng mà còn góp phần làm sáng tỏ sự giống nhau kỳ lạ, đến từng chi tiết của một bộ phận văn học dân gian giữa hai dân tộc. Trong giáo trình chính thống của ngành Văn học, các tác giả đề cập đến khái niệm trữ tình dân gian (để phân biệt với tự sự dân gian), có sử dụng cụm từ “ca dao, dân ca” đi liền với nhau. Trong đó, khi nhấn mạnh đến ba yếu tố cần chú ý để phân loại dân ca Việt Nam: 1 - Lời ca (câu hay bài) 2 - Giai điệu (giọng hoặc làn điệu) 3 - Hình thức sinh hoạt (hay lề lối hát) Có thể thấy, yếu tố thứ hai đặc trưng cho dân ca nhưng hai yếu tố còn lại thì có thể bắt gặp ở khái niệm được định danh là “ca dao” trong văn học dân gian Việt Nam. Thậm chí có thể thấy là lời những bài dân ca có cùng thi pháp với ca dao, hay có thể sử dụng bất kỳ câu ca dao nào làm lời cho một làn điệu dân ca ngẫu hứng (hát ru con, hò...). Cuốn sách còn chia riêng thể loại “Lời ăn tiếng nói của nhân dân” bao gồm tục ngữ và câu đố. Tuy nhiên, trong văn học dân gian Lào tồn tại hai khái niệm: xú-pha-xít có nội hàm bao gồm thành ngữ, tục ngữ, câu đố và cả ca dao (vì gồm nhiều câu dài, hoặc những tác phẩm được ghi lại thành lời, tách riêng khỏi các làn điệu...); lăm và khắp có nội hàm tương tự dân ca ở Việt Nam. Chính do sự khác biệt trong cách phân loại cũng như tính nguyên hợp trong các thể loại của folklore, trong cuốn sách này, chúng tôi sử dụng khái niệm “phương ngữ” (phương: mùi thơm, ở đây chỉ những câu nói tinh hoa của dân gian (Trữ tình dân gian: ca dao, dân ca, thành ngữ, tục ngữ, câu đố dân gian), khác với cách hiểu phương ngữ là “từ/tiếng địa phương” hay thổ ngữ) song song với “ca dao” để so sánh với xú-pha-xít của Lào.
1455 lượt xem
100 điều nên biết về phong tục cưới hỏi các dân tộc Việt Nam
Ha Nguyen

Hôn nhân không chỉ là bước chuyển trọng đại trong chu kỳ vòng đời người mà còn là một sự kiện quan trọng đối với mỗi gia đình, dòng họ, làng xóm... Ngoài các quy định của pháp luật, hôn nhân cần được xác lập thông qua các phong tục cưới hỏi. Phong tục cưới hỏi của các dân tộc Việt Nam được lưu truyền từ đời này sang đời khác và luôn biến đổi theo thời gian. Bởi vậy, phong tục cưới hỏi không chỉ là một trong những nghi lễ quan trọng của chu kỳ vòng đời người, mà còn phản ánh rõ nét
đặc điểm văn hóa tộc người với những dấu ấn truyền thống và hiện đại. Từ xưa đến nay, các dân tộc Việt Nam đều rất chú trọng phong tục cưới hỏi. Phong tục cưới hỏi vừa là một sinh hoạt văn hóa tâm linh, vừa là một sinh hoạt văn hóa cộng đồng và không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Phong tục cưới hỏi chứa đựng các giá trị văn hóa truyền thống đã được chắt lọc, kết tinh qua nhiều thế hệ, như lối sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, văn hóa nghệ thuật... và có tác động sâu sắc đến việc hình thành cốt cách, tình cảm, diện mạo văn hóa của cá nhân và cộng đồng. Phong tục cưới hỏi là một phần không thể thiếu đối với mỗi gia đình, dòng họ và cộng đồng, một thành tố quan trọng góp phần cấu thành nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

2446 lượt xem
Hệ thống di tích Nho học Việt Nam và các Văn miếu tiêu biểu ở Bắc Bộ
Dương Văn Sáu

Việt Nam là một quốc gia văn hiến có lịch sử phát triển mấy nghìn năm rực rỡ; ngay từ thế kỷ XV, sau khi đánh đuổi quân Minh, giành lại độc lập cho đất nước, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi đã khẳng định trong “Bình Ngô đại cáo”: 唯, 我 大 越 之 國, 實 為 文 献 之 邦…Duy, ngã Đại Việt chi quốc, thực vi văn hiến chi bang...: Như nước Đại Việt ta, thực là một nước văn hiến.... Một trong những nhân tố đặc biệt quan trọng góp phần làm nên văn hiến Việt Nam chính là Nho giáo, Nho học; và chính những di tích nho học là một phần bộ mặt của nền văn hiến đó. Với truyền thống “tôn sư trọng đạo”, trọng người hiền tài; hơn 500 năm về trước, vâng mệnh vua Lê Thánh Tông - vị minh quân “võ công văn trị” nổi tiếng trong lịch sử dân tộc; Thân Nhân Trung - Hàn lâm viện Thừa chỉ, Đông các Đại học sĩ, Quốc tử giám Tế tửu, Lễ bộ Thượng thư, Lại bộ Thượng thư, đã viết: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng Thánh đế, minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý trọng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng...”[1]. Thực tế cho thấy, với bất cứ một quốc gia, dân tộc nào muốn phát triển đều phải chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực - nhân tài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nước nhà, sự nghiệp giáo dục - đào tạo càng có vai trò to lớn hơn bao giờ hết. Việc nghiên cứu, tìm hiểu truyền thống và kinh nghiệm của cha ông là một động thái quan trọng cho tiến trình hội nhập và phát triển hiện nay. Trong lịch sử dân tộc, tầng lớp Nho sĩ Việt Nam đã góp phần to lớn của mình trong sự nghiệp củng cố và phát triển đất nước. Công lao to lớn của họ đã được đất nước và nhân dân trân trọng, tôn vinh. Các nhà nước phong kiến Việt Nam đã luôn dành cho họ vị trí xứng đáng trong xã hội; thể hiện bằng việc sử dụng, bổ nhiệm những người có tài, có trình độ học vấn đã đỗ đạt vào các vị trí trong bộ máy chính quyền phong kiến từ Trung ương đến địa phương. Việc tưởng nhớ, ghi công ông tổ nho học và các hiền triết - danh nho ở bất kỳ triều đại nào cũng là mối quan tâm của chính quyền phong kiến các cấp cũng như đông đảo các tầng lớp nhân dân. Từ đó đã ra đời hệ thống di tích thờ tự danh nho trên khắp miền đất nước. Vùng đồng bằng Bắc Bộ, mảnh đất gốc, cái nôi của văn minh Việt, nơi đã tiếp nhận sớm nhất sự du nhập và ảnh hưởng của Nho giáo từ Trung Hoa. Đây cũng là vùng đất mà Nho học phát triển mạnh nhất và đạt được những thành tựu to lớn nhất. Cũng chính ở đây, hệ thống di tích Nho học có số lượng khá lớn. Sau những biến thiên dữ dội của lịch sử dân tộc, hệ thống Văn miếu ở đồng bằng Bắc Bộ hiện chỉ còn lại 4 di tích với qui mô kiến trúc tương đối lớn ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương và Hưng Yên. Ngoài ra, một số địa phương trên cả nước cũng còn giữ lại được nhiều di tích Văn miếu với qui mô và tính chất khác nhau, như: Văn Thánh Huế, Khổng Tử miếu [Hội An, Quảng Nam], Khổng Tử miếu Tam Kỳ [Quảng Nam], Văn miếu Bình Định, Văn miếu Diên Khánh [Khánh Hòa], Văn miếu Trấn Biên [Đồng Nai], Văn Thánh miếu Vĩnh Long… và rất nhiều các văn chỉ, từ chỉ với qui mô và hiện trạng khác nhau ở các địa phương. Trong những năm qua, việc nghiên cứu các di tích Nho học ở các địa phương cũng đã và đang được tiến hành dưới nhiều mức độ khác nhau. Từ đó rút ra những ý nghĩa, bài học cần thiết để khai thác giá trị của hệ thống di tích Nho học trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế tri thức hôm nay. Kế thừa những thành tựu to lớn của các nhà nghiên cứu trước đây, cuốn sách "Hệ thống di tích Nho học Việt Nam và các văn miếu tiêu biểu ở Bắc Bộ" sẽ hệ thống hóa tổng quan những vấn đề về Nho giáo và Nho học Việt Nam đồng thời giới thiệu khá chi tiết những di tích Văn miếu tiêu biểu ở Bắc Bộ. Cuốn sách cũng cung cấp một cách tiếp cận đa chiều thông qua việc “giải mã văn hóa” các vấn đề liên quan đến hệ thống di tích Nho học. Điều đó giúp cho người đọc hiểu sâu hơn về các di sản văn hóa tri thức của cha ông ta để lại.

862 lượt xem
Bách khoa thư Du lịch Ngọc Lặc
Trung tâm nghiên cứu phát triển Vùng

Ngọc Lặc là huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, phía Bắc giáp huyện Cẩm Thủy, Bá Thước; phía Nam giáp huyện Thọ Xuân, Thường Xuân; phía Tây giáp huyện Lang Chánh; phía Đông giáp huyện Thọ Xuân, Yên Định.

Ngọc Lặc từ xa xưa đã giữ một vị trí địa lý khá đặc biệt. Đối với nội tỉnh Thanh Hóa, Ngọc Lặc là vùng đất cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa giữa vùng miền núi với các huyện đồng bằng của tỉnh. Đối với bên ngoài tỉnh, Ngọc Lặc có tính chất mở ra với các địa phương khác trong nước. Vị trí địa lý của Ngọc Lặc ngày càng phát huy giá trị của một vùng đất mang tính cởi mở tạo nên thế và lực cho huyện trong thời kỳ hợp tác và phát triển.

Ngọc Lặc có diện tích tự nhiên 49.092,4 ha; có 21 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm Thị trấn Ngọc Lặc (huyện lỵ) và 20 xã: Cao Ngọc, Cao Thịnh, Đồng Thịnh, Kiên Thọ, Lam Sơn, Lộc Thịnh, Minh Sơn, Minh Tiến, Mỹ Tân, Ngọc Liên, Ngọc Sơn, Ngọc Trung, Nguyệt Ấn, Phúc Thịnh, Phùng Giáo, Phùng Minh, Quang Trung, Thạch Lập, Thúy Sơn, Vân Am.

Ngọc Lặc là nơi có một lịch sử cư trú lâu đời của các dân tộc: Mường, Kinh (Việt), Dao, Thái. Tính đến ngày 31/12/2023, dân số của Ngọc Lặc là 35.137 hộ. Trong đó, người Mường có 25.295 hộ, chiếm hơn 70% dân số toàn huyện. Người Kinh có 9.209 hộ, chiếm 28% dân số toàn huyện. Người Dao, người Thái và các dân tộc khác chiếm khoảng gần 2% dân số toàn huyện.

Ở Ngọc Lặc, người Mường có mặt khắp nơi trong huyện, đông nhất là ở các xã: Thạch Lập, Nguyệt Ấn, Vân Am, Thúy Sơn, Kiên Thọ, Minh Sơn, Mỹ Tân, Cao Ngọc, Quang Trung, Đồng Thịnh, Lộc Thịnh, Ngọc Trung, Ngọc Liên, Ngọc Sơn, Minh Tiến, Phúc Thịnh, Phùng Giáo, Phùng Minh, Cao Thịnh và Thị trấn Ngọc Lặc. Người Kinh có số dân đông ở các xã: Lam Sơn, Kiên Thọ, Minh Sơn, Ngọc Liên, Cao Thịnh, Minh Tiến và Thị trấn Ngọc Lặc. Người Dao tập trung tại làng Tân Thành thuộc xã Thạch Lập, làng Hạ Sơn thuộc thị trấn Ngọc Lặc và làng Phùng Sơn thuộc xã Phùng Giáo. Người Thái cư trú tại xã Phùng Minh, Phúc Thịnh.

Các dân tộc ở Ngọc Lặc cư trú và sinh sống với nhau hòa hợp. Người Mường có mặt trên đất Ngọc Lặc từ rất lâu đời. Huyền thoại về vùng đất cho biết các Mường như Mường Rặc (nay thuộc xã Quang Trung, Ngọc Liên, và một phần xã Ngọc Sơn), Mường Mèn (nay thuộc xã Minh Sơn, Minh Tiến); Mường Chẹ (nay thuộc xã Cao Ngọc, Mỹ Tân); Mường Lập, Mường Yến (nay thuộc xã Thạch Lập); Mường Tạ (nay thuộc xã Thúy Sơn và một phần của xã Thạch Lập); Mường Mèn (nay thuộc xã Minh Sơn, Minh Tiến); Mường Ngòn (nay thuộc xã Ngọc Khê); Mường Ứn; Mường Bằng (nay thuộc xã Kiên Thọ, Nguyệt Ấn); Mường Um (nay thuộc xã Vân Am) là các Mường cổ trong vùng. Từ đó, đã hình thành nên những lớp di sản văn hóa dân gian Mường phong phú, có nét sắc thái riêng, biểu hiện rõ nét trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng, ngôn ngữ, ẩm thực, trang phục, lễ hội và nguồn tri thức dân gian, kiến tạo nên bản sắc vùng đất Ngọc Lặc với nền tảng văn hóa Mường sâu đậm. Và nét đặc trưng dễ nhận thấy nhất là không gian sinh sống của người Mường với kiến trúc ngôi nhà sàn truyền thống. Trên địa bàn huyện hiện có gần một nghìn ngôi nhà sàn, trong đó, tập trung nhiều nhất là làng Lập Thắng, xã Thạch Lập. Lập Thắng là làng văn hóa du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường.

Trong tiến trình lịch sử của dân tộc, vùng đất Ngọc Lặc có địa thế chiến lược trọng yếu, là căn cứ địa của nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Vì thế Ngọc Lặc là vùng đất có mật độ cao về các di tích lịch sử, văn hóa: Đền thờ Trung túc vương Lê Lai, Đền Lai, Đền Lê Lâm, Đền Mỹ Lâm, Đền Cao, Đền Chẹ, Đền Cọn, Đền Riếng, Đền Bà Chúa Chầm, Thiền tự Trúc Lâm - Bàn Bù. Các di tích lịch sử, văn hóa này đều gắn với các lễ hội truyền thống có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng các dân tộc ở Ngọc Lặc và các vùng phụ cận.

Trên cơ sở tính đặc sắc của tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa, Ngọc Lặc có đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch: Du lịch cộng đồng, Du lịch sinh thái, Du lịch văn hóa, Du lịch tâm linh, Du lịch nghỉ dưỡng, Du lịch nông thôn, đưa du lịch trở thành một ngành, một thành phần kinh tế quan trọng của địa phương. Du lịch là ngành định hướng tài nguyên rất rõ nét, vì vậy, việc biên soạn sách Bách khoa thư Du lịch Ngọc Lặc có ý nghĩa quan trọng, nhận diện các giá trị văn hóa truyền thống và giá trị tự nhiên có thể khai thác phát triển thành sản phẩm du lịch, đồng thời quảng bá, giới thiệu về tài nguyên du lịch Ngọc Lặc, nhằm đưa các di tích lịch sử, văn hóa trở thành các điểm đến, cùng các giá trị văn hóa đặc sắc trở thành các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn đối với du khách khi đến Ngọc Lặc.

1199 lượt xem
Phóng sự báo chí - Lý thuyết, kỹ năng và kinh nghiệm
TS. Nguyễn Quang Hòa
Bằng một cách nào đó, bạn đã có và bắt đầu đọc cuốn sách này, điều đó có nghĩa trong huyết quản của bạn đã có “máu” của một người viết phóng sự. Đây là cuốn sách được biên soạn để hỗ trợ việc giảng dạy môn Phóng sự báo chí cho sinh viên năm thứ ba, bên cạnh giáo trình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ở thời điểm này, sinh viên đã được học lịch sử báo chí, cách viết tin, quá trình sáng tạo một tác phẩm báo chí, làm quen với một số thể loại báo chí khác như Tường thuật, Ghi nhanh. Học nghề báo không thể chỉ nghe, đọc tài liệu mà rất quan trọng phần trao đổi, hướng dẫn của những người giàu kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đề tài cụ thể. Bởi vậy, cuốn sách này ngoài cung cấp những kiến thức cơ bản về thể loại Phóng sự báo chí như: Hoàn cảnh lịch sử ra đời và phát triển của phóng sự, các dạng phóng sự, các quan niệm khác nhau về thể loại phóng sự cũng như các đặc điểm của thể loại này; những tố chất cần có của người viết; sách còn dành nhiều trang đề cập tới cách vượt qua những khó khăn khi tác nghiệp trong thực tế và cách thể hiện để bài viết sinh động, cuốn hút; cả những vấp váp của tác giả và những đồng nghiệp để bạn đọc tham khảo, sau này tránh lặp lại.
2695 lượt xem
Quản lý Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt vùng Đông Bắc trong phát triển du lịch hiện nay
TS. Hà Thúy Mai

Nghiên cứu về các Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt vùng Đông Bắc nhằm tạo cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích này trong mối liên hệ với nhau gắn với phát triển du lịch hiện nay. Đánh giá những thành tựu cũng như hạn chế trong công tác quản lý các di tích này, từ đó đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong phát triển du lịch hiện nay. Cuốn sách Quản lý Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt vùng Đông Bắc trong phát triển du lịch hiện nay góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị cao đẹp, trường tồn của di tích lịch sử cách mạng hào hùng, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp tới đông đảo nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế.

1220 lượt xem
Mỹ thuật Hà Nội
Hà Nguyễn, Ha Nguyen
Trong mỹ thuật truyền thống Việt Nam, mỹ thuật dân gian Hà Nội đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Các tác phẩm điêu khắc được tạo tác ở các chùa, đình, đền Hà Nội, hay những bức tranh dân gian Hàng Trống, Kim Hoàng độc đáo thể hiện những dấu ấn lớn của mỹ thuật dân gian Thăng Long - Hà Nội nói riêng và mỹ thuật dân gian Việt Nam nói chung, phản ánh được tính cách và tâm hồn người Hà Nội xưa, bảo tồn các giá trị lịch sử - văn hóa to lớn trong nhiều mặt của cuộc sống. Đến thời kỳ cận đại và hiện đại, mỹ thuật hiện đại Hà Nội với những con người Hà Nội mới, từ các hoạ sĩ tự học đến các họa sĩ ở Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, từ các nghệ nhân dân gian đến những nghệ sĩ được đào tạo bài bản, đã không ngừng tiếp thu phương pháp khoa học tạo hình của Mỹ thuật phương Tây (được coi là một cơ sở khoa học xây dựng hình tượng nghệ thuật) và kế thừa những tinh hoa của nghệ thuật tạo hình truyền thống trong sáng tác mỹ thuật, đã làm chủ nhiều chất liệu như sơn dầu, sơn mài, lụa, tranh khắc, không ngừng sáng tạo các tác phẩm mỹ thuật trong dòng chảy chung của nghệ thuật. Mỹ thuật Hà Nội đã phản ánh được cái đẹp về hình ảnh cuộc sống, phong tục, tập quán của người Hà Nội, vẻ đẹp con người Hà Nội, với đầy đủ phẩm chất nghệ thuật và mang một bản sắc văn hoá tạo hình có nhiều nét riêng biệt. Nhiều tài năng bậc thầy, với nhiều phong cách nghệ thuật độc đáo của Mỹ thuật Hà Nội đã góp phần tạo nên một diện mạo chung của nền mỹ thuật Việt Nam. Đồng thời, mỹ thuật Hà Nội là nơi hội tụ và tỏa sáng tinh hoa truyền thống dân tộc, nơi ghi danh những bậc thầy của hội hoạ - điêu khắc Việt Nam hiện đại với những bản sắc độc đáo của mình.
1504 lượt xem
Danh thắng Hà Nội
Hà Nguyễn, Ha Nguyen
Chúng ta có Hà Nội, một thành phố thật đẹp. Hà Nội đẹp vẻ đẹp của nét cổ kính, trầm mặc. Hà Nội đẹp vẻ đẹp hòa quyện dấu ấn lịch sử - văn hóa qua thời gian. Hà Nội đẹp vẻ đẹp con người thanh lịch. Hà Nội đẹp vẻ đẹp tâm hồn cao nhã... Trong những cuộc phiếm du riêng biệt ở Hà Nội, mỗi nét đổi thay của thành phố đều là những khám phá đầy hứng thú, mang phong vị rất riêng. Hà Nội có một sức quyến rũ kỳ lạ đối với người xa đến. Ở chốn xa xôi nào đó, nơi hang cùng xóm vắng hay rừng sâu núi thẳm, phương trời Tây hay phương trời Nam, chiều chiều vẫn có những người ngóng về một phương trời để cố trông cái ánh sáng mờ của Hà Nội chiếu lên nền mây, để mong mỏi một ngày được bước chân trên những đường phố cũ, thưởng ngoạn, khám phá những danh thắng của đất đế đô 1000 năm tuổi. Danh thắng Hà Nội đa dạng lắm, phong phú lắm! Một mái nhà cũ nghiêng nghiêng trong khu Phố Cổ giữa lòng Thủ đô, một dáng cầu màu son cong cong soi bóng nước Hồ Gươm, một tòa thủy đình trầm mặc điểm xuyết giữa khung cảnh non nước hữu tình bên núi Thầy, những mái đình, mái chùa thấp thoáng trên dải Hương Sơn... Đó đều là tuyệt tác của thiên nhiên và bàn tay con người, góp phần điểm tô, thêu dệt nên bức tranh hương sắc ngàn năm của Thăng Long - Hà Nội, để mỗi người đều mong ước ít nhất một lần được tận mắt ngắm nhìn, trải nghiệm!
2038 lượt xem
Hỗ trợ